Lịch sử kim chi hàn quốc hay kim chi(
Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa trong tiếng Triều Tiên thường được phát âm là chim-chae (Hangeul:
침채; chữ Hán:
沈菜), nghĩa là "rau củ ngâm". Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi (
김치) không có gắn liền với chữ Hán gốc của nó. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay.
Kim chi được xem như một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Triều Tiên. Ở Triều Tiên, kim chi được dùng trong hầu hết các bữa ăn và là một thành phần của nhiều món ăn như: kimchi jjigae (canh kim chi), kimchi bokkeumbap (cơm chiên kim chi).
Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết
các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay.
Kim chi có một lịch sử lâu đời. Một số nguồn cho rằng
Kim chi có thể đã xuất hiện chừng 2600-3000 năm trước.[[]][dubious – thảo luận] Văn bản đầu tiên miêu tả về Kim Chi có thể tim thấy trong cuốn Kinh Thi (chữ Hán:
詩經). Trong Kinh Thi, Kim chi được gọi là "ji" (Chữ Hán:
漬) (
phiên âm Hán Việt:Tí, nghĩa gốc là Ngâm, tẩm thấm), trước khi nó được gọi là "Chimchae" (chữ Hán:沈菜) (Phiên âm Hán Việt: Trầm thái, nghĩa gốc là rau củ ngâm).
Kim Chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo và nước muối, nhưng vào thế kỷ thứ 12, thành phần Kim Chi có thêm nhiều gia vị khác để tạo ra sự đa dạng trong hương vị, như là vị chua và ngọt, và màu sắc của Kim chi, như là trắng và cam.
Ớt, thứ bây giờ là thành phần chính trong hầu hết các biến thể của
Kim chi, không có mặt ở Triều Tiên cho đến thế kỷ 17. Ớt có nguồn gốc từ Châu Mỹ và được các thương gia Tây phương đem đến Châu Á, đặc biệt qua việc buôn bán của người Bồ Đào Nha ở Nagasaki. Công thức chế biến Kim chi với ớt và baechu (Hangeul:배추), hay bắp cải có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu phổ biến ở thế kỷ 19 và thứ baechu kimchi (Hangeul:
배추 김치) (có thể hiểu là Kim chi bắp cải) tiếp tục là kiểu Kim chi phổ biến nhất và được ưa thích nhất của
Kim chi ngày nay.
No comments:
Post a Comment